NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM QUA ĐỜI, CHIA THỪA KẾ RA SAO?
Date: 04/06/2025
Vì căn hộ tọa lạc tại Việt Nam nên pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết việc thừa kế đối với người nước ngoài qua đời không có di chúc.
I. Tình huống thực tế
Người hỏi: Chị Nguyệt Nga – công dân Việt Nam, cư trú tại TP.HCM.
Nội dung câu hỏi:
- Chồng chị là người Canada, có một căn hộ tại Việt Nam.
- Chồng qua đời đột ngột, không để lại di chúc.
Hỏi: Việc chia thừa kế căn hộ được xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
II. Căn cứ pháp lý được áp dụng
- Khoản 1 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015
- Việc thừa kế được xác định theo pháp luật quốc gia mà người để lại di sản mang quốc tịch trước khi chết.
- Trường hợp này: áp dụng pháp luật Canada để xác định người và hàng thừa kế.
- Khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015: Riêng với tài sản là bất động sản, việc thừa kế bất động sản phải tuân theo pháp luật Việt Nam, do căn hộ nằm tại Việt Nam.
- Điều 10 Luật Nhà ở 2023, Khoản 1 Điều 44 Luật Đất đai 2024: Bảo đảm quyền thừa kế và sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho công dân Việt Nam và người gốc Việt.
- Điểm b, c Khoản 1, 2 Điều 17; Khoản 3 Điều 18 – Luật Nhà ở 2023: Quy định điều kiện người nước ngoài được nhận thừa kế bất động sản tại Việt Nam.
III. Phân tích cụ thể việc chia thừa kế căn hộ tại Việt Nam
1. Đối với công dân Việt Nam và người gốc Việt
- Vợ hợp pháp (chị Nguyệt Nga)
- Các con chung (dù có quốc tịch Việt hay chưa, nếu có gốc Việt)
- Được hưởng và đứng tên sở hữu căn hộ tại Việt Nam do người chồng để lại.
2. Đối với người nước ngoài (cha mẹ, con riêng của chồng)
- Nếu đủ điều kiện nhập cảnh hợp pháp và không thuộc diện miễn trừ ngoại giao: Được nhận thừa kế là căn hộ (quyền sở hữu hợp pháp theo Luật Nhà ở 2023).
- Nếu không đủ điều kiện: Chỉ được nhận phần giá trị tương ứng với phần di sản
- Không được đứng tên hoặc sở hữu trực tiếp căn hộ.
IV. Tóm tắt quy trình xử lý tình huống
Xác định hàng thừa kế theo luật Canada (quốc tịch người mất): Có thể bao gồm: vợ, cha mẹ, con chung, con riêng.
Đối với tài sản là căn hộ tại Việt Nam:
- Áp dụng luật Việt Nam để chia thừa kế.
- Công dân Việt Nam hoặc người có gốc Việt → được nhận & sở hữu nhà.
Người nước ngoài:
- Có đủ điều kiện theo Luật Nhà ở → nhận sở hữu nhà.
- Không đủ điều kiện → nhận giá trị tương ứng, không được đứng tên căn hộ.
---
Tác giả: Thảo Hiền
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM – Link
DOANH NGHIỆP BĐS KHÔNG ĐƯỢC LỢI DỤNG KHAN HIẾM NGUỒN CUNG ĐỂ THAO TÚNG GIÁ BÁN
05 Jun 2025
NỘP BỔ SUNG TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT: NGHỊCH LÝ DN PHẢI ‘GÁNH’ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ, NGÀNH
05 Jun 2025
CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT: CẦN LINH HOẠT ĐỂ HỖ TRỢ DÂN SINH
05 Jun 2025
TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI DÂN TỰ XÂY NHÀ
05 Jun 2025
CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
05 Jun 2025
BẤT ĐỘNG SẢN VỚI CƠ HỘI MỚI SAU KHI HÀNG TRĂM DỰ ÁN ĐƯỢC GỠ VƯỚNG PHÁP LÝ
06 Jun 2025
ÁP THUẾ ĐỂ TĂNG DẦN NHẬN THỨC VỀ SỨC KHOẺ, MÔI TRƯỜNG
06 Jun 2025
BẤT ĐỘNG SẢN SẼ LÀ “CÚ HUÝCH LỚN” ĐỂ GDP TĂNG 2 CON SỐ
06 Jun 2025
TP.HCM SIẾT QUẢN LÝ MÔ HÌNH LƯU TRÚ NGẮN NGÀY TẠI CHUNG CƯ
06 Jun 2025