THỦ TƯỚNG YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, BÌNH ỔN GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Date: 12/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng...
I. Bối cảnh ban hành công điện
Trong thời gian gần đây, nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, các công trình nhà ở, dân sinh, bất động sản đang được triển khai đồng loạt trên cả nước. Tuy nhiên, giá các loại vật liệu xây dựng thiết yếu như cát, đá, sỏi, gạch, vật liệu san lấp và đắp nền đường có xu hướng tăng cao bất thường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến:
- Chi phí xây dựng,
- Tiến độ thi công công trình,
- Khả năng tiếp cận vật liệu của doanh nghiệp và người dân,
- Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
II. Yêu cầu đối với các Bộ
- Yêu cầu đối với Bộ Xây dựng
Chủ trì phối hợp với các địa phương để theo dõi sát biến động giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là các loại có mức tăng bất hợp lý. Kịp thời có giải pháp điều chỉnh, giảm giá hiệu quả.
Khẩn trương chỉ đạo các địa phương rà soát nhu cầu vật liệu xây dựng, đánh giá khả năng cung ứng, xác định mỏ khai thác tiềm năng và báo cáo trước ngày 20/6/2025.
Hướng dẫn cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng và chỉ số giá xây dựng sát thực tế, phản ánh đúng chi phí cấu thành giá.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp sản xuất vật liệu tiết giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, đầu tư công nghệ mới, sử dụng nguyên liệu thay thế, hướng tới giảm giá thành sản phẩm.
Thúc đẩy sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung nhằm:
- Giảm khai thác đất nông nghiệp,
- Hạn chế phát thải khí nhà kính,
- Hướng đến mục tiêu đạt 35–40% tỉ lệ sử dụng vật liệu xây không nung vào cuối năm 2025, giảm phát thải trên 2,5 triệu tấn CO₂ mỗi năm.
- Yêu cầu đối với Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Hoàn thiện và trình ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản theo trình tự rút gọn trước ngày 1/7/2025, trong đó:
- Phân cấp triệt để theo Kết luận 115-KL/TW của Bộ Chính trị,
- Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, nhất là trong cấp phép khai thác khoáng sản thông thường.
Rà soát, đơn giản hóa thủ tục liên quan đến đất đai và đánh giá tác động môi trường, bảo đảm:
- Cắt giảm 30% thời gian thực hiện thủ tục,
- Cắt giảm 30% chi phí tuân thủ,
- Hoàn thành trước ngày 15/6/2025.
Đẩy nhanh cấp phép khai thác khoáng sản để bảo đảm nguồn nguyên liệu xây dựng liên tục, ổn định; tránh tắc nghẽn do thủ tục chồng chéo, quan liêu.
- Sửa đổi quy định pháp luật theo hướng:
- Mở rộng đối tượng và phạm vi được cấp phép khai thác khoáng sản nhóm IV (khoáng sản thông thường),
- Cho phép nhà thầu trực tiếp được cấp mỏ để phục vụ dự án,
- Cắt bỏ khâu trung gian dễ phát sinh tiêu cực.
- Chỉ đạo các địa phương quy hoạch và khảo sát mỏ, đánh giá trữ lượng và chất lượng, thực hiện thu hồi đất để cấp phép khai thác mới hoặc điều chỉnh công suất khai thác, báo cáo trước ngày 20/6/2025.
- Yêu cầu đối với Bộ Công Thương
Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt chú trọng:
- Phát hiện, xử lý kịp thời hành vi đầu cơ, găm hàng,
- Ngăn chặn tăng giá bất hợp lý,
- Kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
- Yêu cầu đối với Bộ Công an
Phối hợp với các cơ quan liên quan để:
- Điều tra và xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường, đầu cơ trục lợi,
- Xử lý các hành vi bảo kê, bao che, tham nhũng, để vi phạm tái diễn.
- Yêu cầu đối với Thanh tra Chính phủ
Khẩn trương thanh tra các nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt tại các khu vực có dấu hiệu thiếu minh bạch hoặc biến động giá bất thường.
- Yêu cầu đối với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
Rà soát nhu cầu thực tế về vật liệu xây dựng trên địa bàn, quy hoạch nguồn cung, xác định công suất, thúc đẩy cấp phép các mỏ vật liệu phục vụ các dự án lớn. Giao mỏ trực tiếp cho nhà thầu trong trường hợp thiếu vật liệu tại các dự án trọng điểm.
Tăng cường cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng theo diễn biến thực tế. Với những vật liệu biến động mạnh, cần công bố giá hàng tháng hoặc sớm hơn nếu cần thiết. Kiểm soát nghiêm việc kê khai, niêm yết giá, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin giá vật liệu tại địa phương.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, chủ động xử lý các vi phạm trong phạm vi thẩm quyền, hoặc báo cáo cấp trên nếu vượt thẩm quyền. Ưu tiên đảm bảo đủ vật liệu cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình dân sinh cấp bách, công trình cần hoàn thành sớm.
III. Mục tiêu tổng quát của công điện
- Bình ổn giá vật liệu xây dựng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
- Giảm chi phí đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm.
- Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, hiệu quả.
- Ngăn chặn các hành vi đầu cơ, thao túng, tham nhũng trong ngành xây dựng và khoáng sản.
---
Tác giả: Thanh Xuân
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ - Link
DOANH NGHIỆP BĐS KHÔNG ĐƯỢC LỢI DỤNG KHAN HIẾM NGUỒN CUNG ĐỂ THAO TÚNG GIÁ BÁN
05 Jun 2025
NỘP BỔ SUNG TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT: NGHỊCH LÝ DN PHẢI ‘GÁNH’ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ, NGÀNH
05 Jun 2025
CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT: CẦN LINH HOẠT ĐỂ HỖ TRỢ DÂN SINH
05 Jun 2025
TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI DÂN TỰ XÂY NHÀ
05 Jun 2025
CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
05 Jun 2025
BẤT ĐỘNG SẢN VỚI CƠ HỘI MỚI SAU KHI HÀNG TRĂM DỰ ÁN ĐƯỢC GỠ VƯỚNG PHÁP LÝ
06 Jun 2025
ÁP THUẾ ĐỂ TĂNG DẦN NHẬN THỨC VỀ SỨC KHOẺ, MÔI TRƯỜNG
06 Jun 2025
BẤT ĐỘNG SẢN SẼ LÀ “CÚ HUÝCH LỚN” ĐỂ GDP TĂNG 2 CON SỐ
06 Jun 2025
TP.HCM SIẾT QUẢN LÝ MÔ HÌNH LƯU TRÚ NGẮN NGÀY TẠI CHUNG CƯ
06 Jun 2025