THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN BẢO ĐẢM LỢI ÍCH, CÔNG BẰNG, KHẢ NĂNG NỘP THUẾ

Date: 18/06/2025

Bộ Tài chính dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế luật hiện hành vào kỳ họp cuối năm nay. Theo PGS-TS. Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính), thuế TNCN cần được xây dựng trên các nguyên tắc lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế.

I. Bối cảnh xây dựng Luật mới

  • Bộ Tài chính đang dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) mới để trình Quốc hội vào cuối năm 2025.
  • Luật hiện hành đã tồn tại gần 20 năm và ngày càng xa rời nguyên tắc lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế.
  • PGS-TS. Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính) cho rằng đã đến lúc ban hành luật thay thế toàn diện, phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

II. Nguyên tắc cốt lõi của thuế TNCN

  • Nguyên tắc lợi ích: Tất cả công dân được hưởng lợi từ sự phát triển quốc gia (hạ tầng, giáo dục, an sinh…), do đó có trách nhiệm đóng góp.
  • Nguyên tắc công bằng: Người thu nhập cao đóng thuế nhiều hơn, người cùng thu nhập nhưng hoàn cảnh khó khăn đóng thuế ít hơn.
  • Nguyên tắc khả năng nộp thuế: Người thu nhập thấp hoặc chưa đạt mức khởi điểm thì không phải nộp thuế.

III. Những bất cập lớn của luật hiện hành

Biểu thuế lũy tiến 7 bậc hiện tại:

  • Quá nhiều bậc (5% đến 35%), khoảng cách thu nhập giữa các bậc hẹp → dễ bị "nhảy bậc thuế", gây gánh nặng cho người thu nhập trung bình.
  • Làm gia tăng số lượng người phải quyết toán thuế hằng năm.
  • So sánh với các nước:
    • Indonesia: 5 bậc (5% – 35%)
    • Philippines: 5 bậc (15% – 35%)
    • Malaysia: đã giảm từ 11 xuống 9 bậc
  • Bộ Tài chính đang nghiên cứu giảm số bậc từ 7 xuống mức phù hợp, đồng thời giãn khoảng cách thu nhập để tạo thuận lợi cho kê khai và thu hút nhân lực chất lượng cao.

Vấn đề miễn thuế TNCN:

Hiện hành: Có 16 khoản thu nhập được miễn thuế, chủ yếu là chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho bất động sản trong quan hệ huyết thống và hôn nhân.

Bất cập: Nhiều giao dịch "giả danh" tặng cho giữa các thành viên gia đình như cha mẹ vợ – con rể, cha mẹ chồng – con dâu… nhưng thực chất là mua bán hàng chục tỷ vẫn không bị đánh thuế → thất thu thuế.

Kiến nghị sửa đổi:

  • Thu hẹp đối tượng miễn thuế: Không miễn cho anh chị em ruột tặng cho bất động sản.
  • Đặt ngưỡng miễn thuế theo giá trị: Ví dụ bất động sản dưới 3–4 tỷ đồng được miễn, trên mức đó phải chịu thuế.

Những đối tượng nên được miễn thuế (chưa có trong luật hiện hành):

  • Nông dân:
    • Thu nhập từ lợi tức cổ phần trong hợp tác xã nông nghiệp.
    • Tham gia các mô hình “cánh đồng lớn”.
  • Hiện vẫn phải nộp 5% thuế dù là đối tượng yếu thế.
  • Hưu trí tự nguyện:
    • Hiện chỉ miễn thuế nếu lương hưu chi trả theo tháng.
    • Cần mở rộng miễn thuế với cả trường hợp rút lương hưu một lần (ví dụ người ra nước ngoài định cư…).
  • Các khoản thu nhập mới của nền kinh tế số - xanh:
    • Lợi tức từ trái phiếu xanh.
    • Doanh thu từ bán chứng chỉ phát thải CO₂ lần đầu, tín chỉ carbon…

IV. Đề xuất hỗ trợ thuế cho nguồn nhân lực chất lượng cao

Căn cứ theo Nghị quyết 57-NQ/TW (22/12/2024) về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Cần bổ sung miễn hoặc giảm thuế TNCN cho các nhân sự trình độ cao làm việc trong lĩnh vực:

  • Công nghệ số, công nghệ thông tin
  • Nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản
  • Dự án công nghệ cao được Nhà nước khuyến khích

---

Tác giả: Mạnh Bôn

Nguồn: Tiền Phong online – Link

bài viết khác